12 đạo lý của người tỉnh táo giữa dòng đời
Ai rồi cũng trưởng thành. Có vấp ngã, có đau thương, chúng ta mới nhận ra được nhiều điều, chín chắn từng chút trong tâm hồn.
Độ tuổi không phản ánh mức độ trưởng thành của một người, phải được đong đo bằng cách họ đối diện với cuộc đời.
Đi quãng đường đời cho đến hiện tại, bạn đã ngộ ra những đạo lý gì?
1. Mỗi khi gặp phải vấn đề, phân tích quá độ, suy xét liên tục những chuyện nhỏ nhặt sẽ khiến bạn dễ bị nao núng, hoang mang, từ đó cho rằng bản thân không thể làm được và bỏ cuộc.
2. Thấu hiểu người khác theo hướng tiêu cực, đinh ninh đối phương là thành phần xấu xa một cách phiến diện. Thói quen này khiến bạn cho rằng thế giới thật sự quá nguy hiểm.
“Mình phải đề phòng mọi lúc mọi nơi mới có thể sống tốt”. Điều này là một sự sai lầm gây tổn hại đến tinh thần, mệt mỏi triền miên.
3. Người quá xét nét chuyện tiểu tiết dễ dàng nổi giận, sẽ mất thời gian và sức lực vào “lợi và hại” nhỏ nhất. Tính cách này khiến bạn không thể thả lỏng tinh thần, lúc nào cũng sợ bản thân chịu thiệt, không thể chịu đựng được cay đắng dù nhỏ nhất, vì một sự tổn thất không đáng kể mà loay hoay, ăn ngủ không yên.
4. Không học tập, không nhìn nhận lại bản thân, không suy ngẫm sẽ khiến chúng ta dần sa sút, càng đáng sợ hơn là chính mình còn không nhận ra đang đi sai đường. Quá nhiều cảm xúc vô ích, quá ít suy nghĩ lý trí. Trạng thái sống này khiến con người khó lòng thay đổi vận mệnh.
5. Đừng thức đêm, ngủ sớm dậy sớm, cố gắng không suy nghĩ quá nhiều khi đang nằm trên giường. Càng gặp nhiều thương tổn, càng mắc nhiều vấn đề, bạn càng phải cố ngủ nhiều hơn một chút. Chỉ như thế, ngày hôm sau mới tràn đầy năng lượng đi giải quyết vấn đề.
6. Chú trọng sức khỏe vì cơ thể chúng ta là tiền vốn cũng là cơ sở để sống hạnh phúc. Làm việc vất vả cả đời chỉ để tìm thấy vui vẻ và bình yên. Sở hữu tài sản khổng lồ mà sức khỏe không đủ đầy thì mọi thứ đều vô dụng.
7. Duy trì năng lượng tích cực. Nên làm quen với nhiều người bạn lạc quan, cầu tiến và sống tích cực. Làm chuyện gì cũng tiến về phía trước, thoát ly những mặt tiêu cực nhạy cảm.
8. Dành thời gian và công sức để mua vui cho bản thân. Hay nói đúng hơn, đây chính là quá trình hoàn thiện chính mình, sống vì mình.
Ăn vận xinh đẹp, cải thiện gu thẩm mỹ, làm những chuyện mình thích, bồi dưỡng sự tự tin, mỗi ngày đều tự nói “bản thân không hề thua kém bất cứ ai”.
9. Dành thời gian bên cạnh gia đình và bạn bè. Họ mãi mãi là sự ấm áp và hậu thuẫn kiên cố cho bạn.
Sống ở đời, trắc trở và phiền muộn là điều không thể tránh khỏi. Dẫu biết là chỉ có bản thân mới giải quyết được vấn đề. Nhưng lắm lúc, chia sẻ với người mình tin tưởng cũng giúp bạn tìm thấy sự an tâm và đồng cảm. Tinh thần thỏa mái thì cơ hội chiến thắng nghịch cảnh sẽ càng nhiều hơn.
10. Những lời nói ra khỏi miệng khi tức giận đều là ngu xuẩn. Cho dù câu từ vô nghĩa, nhưng vào tai người khác cũng thành có nghĩa.
Người trưởng thành là phải biết quản lý cảm xúc, hiểu rõ hậu họa khôn lường nếu bản thân không giữ mồm giữ miệng.
11. Nhiều lúc, một số người vô tình can thiệp vào cuộc sống của người khác và vẫn cảm thấy không hề có vấn đề.
Song ai làm chuyện gì cũng chưa chắc suy nghĩ đến vấn đề “bằng lòng” hay không.
Ví dụ như chuyện cưới xin. “Tuổi cũng lớn rồi, nên kết hôn đi”, “Thích lâu rồi thì đám cưới đi”, “Hai người tâm đầu ý hợp thì cưới luôn”... Những lời kiểu này thực chất là đang can thiệp vào chuyện của người khác, bất kể câu từ ngọt ngào đến đâu.
12. Không nên sợ cạnh tranh. Đừng thấy lĩnh vực ngành nghề này cạnh tranh rất khốc liệt mà từ bỏ thứ mình yêu thích. Cạnh tranh gay gắt cũng tức là thị trường rộng lớn, cơ hội tiềm năng. Hãy thử sức rồi mới biết kết quả. Đừng phỏng đoán trước.
Nguồn: Zhihu
Tags:Ngẫm về cuộc sống
người tỉnh táo
Đạo lý cuộc đời
Tin cùng chuyên mục